Bên cạnh những món ngon từng vùng miền: bún Bò, mì Quảng, Cao Lầu, bánh Xèo, bánh Căn, Hủ tíu – Mì,…Tôi có thói quen ngắm nhìn cách thưởng thức của thực khách bên tô Phở Bò ngào ngạt…
Ngoài việc hầm nước dùng, chọn các loại thảo mộc, tỉ lệ sử dụng thì thời điểm phối mùi thực sự quan trọng để tạo nên hương vị đặc trưng.
Chúng tôi đã sử dụng khá nhiều thời gian để ngẫm tìm ra nét tinh tế của từng loại thảo mộc. Cảm nhận đủ trước khi ra món là điều nên có.
Chẳng hạn món Nướng. Các gia vị là: nước tương – đậu tương…
– Đại hồi, Đinh hương, Quế, Cam thảo, Hạt ngò đóng vai trò khá lớn.
– Món xào, hấp: sản phẩm từ đậu tương, nước tương..
– Phở: Món Phở Bò là một trong những phối hợp tuyệt vời từ các loại thảo mộc và nguyên liệu chính.
Tô Bún Bò Huế ngon tuyệt bởi người nấu thấu cảm được điểm “thăng hoa” của mùi khi kết hợp các nguyên liệu Bò, Sả, Mắm ruốc, Rau răm…
Món Hủ tíu Mỹ Tho – Sa đéc thơm lừng mùi xương hầm kèm tôm khô và hành, tỏi phi, tóp mỡ, giá hẹ…
Bên tô Phở Bò bốc khói thơm lừng, thực khách thư thả dùng muỗng hớt nhè nhẹ ít nước dùng cho vào miệng để tận hưởng hương vị độc đáo được kết hợp và hình thành bởi thảo quả, hạt ngò, tiêu, tiểu hồi (vừa đủ) và chút vị nồng nàn của đinh hương, đại hồi, quế (rất ít), cứ như từng sợi hương được quyện vào nước hầm xương Bò – Gà (có người còn dùng cả gà mái dầu kèm bí đỏ hầm cùng để có nước dùng thơm hơn, ngọt hơn, sánh màu hơn. Hoặc có vùng dùng sá sùng để tạo nên vị thanh ngọt. Rất thú vị!
Để nước dùng có độ màu sánh đẹp cũng nên nhắc tới thời khắc cho các loại thảo mộc vào nước dùng. Rất nghệ thuật và không kém phần cầu kì để có tô Phở Bò đúng điệu.